Có một sự thật rõ ràng rằng khi bạn sử dụng Midjourney, nếu bạn muốn nhiều hay ít thứ gì đó trong hình ảnh của mình đầu ra, bạn đừng viết theo kiểu "thêm cái này", "ít cái kia". Hướng dẫn này cung cấp các kỹ thuật cùng với các ví dụ mà bạn có thể sử dụng trong các lời nhắc để thu được ít nhiều nội dung nào đó trong hình ảnh của mình.

Điều này áp dụng cho mọi thứ từ chủ đề hoặc chi tiết của chủ đề, bố cục (khung hình, vị trí, góc, v.v.), màu sắc (màu hoặc bảng màu cụ thể), phương tiện (ảnh, hình minh họa, v.v.), kỹ thuật (phác họa bằng mực, đường kẻ dày) , phong cách nghệ thuật, thể loại, nghệ sĩ hoặc tác phẩm cụ thể.

Trọng lượng của từ

Một cách để hiểu mức độ ảnh hưởng của các từ trong lời nhắc đến hình ảnh là coi các từ có "trọng lượng". Đây là mức độ nhấn mạnh mà Midjourney sẽ đặt vào từ đó khi hiển thị hình ảnh. Một từ càng có "sức nặng" thì bất cứ điều gì nó đại diện sẽ hiện diện nhiều hơn trong hình ảnh, nó sẽ càng nổi bật và dễ thấy hơn. Và nó có thể áp dụng cho hầu hết mọi thứ, chẳng hạn như nhiều màu sắc nhất định, đồ vật hoặc chủ thể chiếm nhiều không gian hơn, kỹ thuật vẽ cụ thể dễ nhận thấy hơn, phong cách của một nghệ sĩ trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, thứ gì đó càng có ít trọng lượng thì nó sẽ càng ít hiển thị.

Số lượng từ và trọng lượng của từ

Số lượng từ trong lời nhắc ảnh hưởng đến trọng lượng của mỗi từ. Lời nhắc càng dài thì mỗi từ càng có ít trọng lượng. Nếu lời nhắc có 3 từ thì mỗi từ có trọng lượng rất lớn. Đổi lại, nếu một lời nhắc có 30 từ thì mỗi từ sẽ có ít ảnh hưởng hơn và việc thay đổi một từ sẽ không có nhiều tác dụng. Lời nhắc dài gây khó khăn cho việc thay đổi mọi thứ. Đây là lý do tại sao nên giữ lời nhắc ngắn gọn, chỉ sử dụng những từ cần thiết.

Khi bạn hiểu ý tưởng về "trọng lượng", bạn sẽ dễ hiểu hơn các phương pháp sau đây để thêm nhiều hoặc ít nội dung nào đó vào hình ảnh.

Thứ tự của từ trong lời nhắc

Các từ ở đầu lời nhắc có trọng lượng hơn và sẽ có xu hướng tác động nhiều hơn đến hình ảnh. Nếu nội dung nào đó không hiển thị trong kết quả, bạn có thể thử đặt nó ở đầu lời nhắc.

Ví dụ đơn giản với “táo, cam, nho, chuối”, táo sẽ có xu hướng nặng hơn và chuối ít hơn. Di chuyển chuối lên phía trước sẽ tạo thêm trọng lượng cho chuối và có thể có nhiều chuối hơn hoặc những quả chuối này có thể trông gần hơn, chiếm nhiều không gian trên màn hình hơn. Phương pháp này phù hợp với nội dung của hình ảnh (đối tượng, chủ thể, vị trí, bố cục) cũng như đối với phong cách hoặc đặc điểm cụ thể của một phong cách.

Một ví dụ khác về khi tôi muốn vẽ tranh con mèo ngủ trên mái nhà theo phong cách Anime.

cats sleeping on a rooftop, small japanese village, trees, autumn, leaves blowing in the wind, anime
small japanese village, autumn, trees, leaves blowing in the wind, cats sleeping on a rooftop, anime

Hai câu lệnh trên về ý nghĩa là như nhau, nhưng thứ tự khác nhau. Khi ta đảo "Cats sleeping on a rooftop" xuống cuối ở bức hình sau kết quả ra rất khác.

Lặp lại từ trong lời nhắc

Việc lặp lại các từ sẽ làm tăng trọng lượng của chúng trong lời nhắc. Khi bạn lặp lại một từ, nó sẽ trở nên quan trọng. Ví dụ: nếu bạn nhắc "cửa sổ khảm, đỏ, xanh lam, vàng, vàng, vàng", nó sẽ chứa nhiều màu vàng hơn so với khi màu được đề cập một lần.

Ví dụ: nếu "red apple, birds, watch, man" không thể hiện được người đàn ông trong bức ảnh kết quả, bạn có thể nhấn mạnh điều này bằng cách lặp lại từ man: "red apple, birds, watch, man, man, man".

"red apple, birds, watch, man, blue sky, clouds, surrealist oil painting, hyperrealistic"
"red apple, birds, watch, man, blue sky, clouds, surrealist oil painting, hyperrealistic, man, man, man"

Nếu bạn muốn một hình ảnh theo phong cách của Van Gogh và chỉ thêm "style of Van Gogh" vẫn chưa đủ làm nổi bật phong cách của nghệ sĩ, hãy lặp lại tên của anh ấy: "người đàn ông đứng sau quầy, cửa hàng tiện lợi, Van Gogh, Van Gogh, Van Gogh".

Càng có ít từ trong lời nhắc thì mỗi từ càng có ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Càng có nhiều từ trong lời nhắc thì mỗi từ riêng lẻ càng ít ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc lặp lại.

Trong những lời nhắc ngắn khoảng 5-6 từ, việc lặp lại một hoặc hai lần sẽ khiến từ đó trở nên quan trọng hơn so với những từ còn lại. Nhưng nếu lời nhắc có 30 từ thì việc lặp lại một hoặc hai lần sẽ không có nhiều tác dụng.

Để từ này bắt đầu có tác động đáng chú ý đến hình ảnh, nó cần phải được lặp lại rất nhiều lần. Nhưng đồng thời điều này sẽ làm cho mọi từ khác có ít trọng lượng hơn những gì chúng vốn có. Do đó trong những trường hợp mà bạn không muốn một từ trong lời nhắc bị lu mờ bởi những từ lặp lại khác, hãy cân nhắc để đặt chúng sớm vào lời nhắc hoặc sử dụng trọng số lời nhắc.

Tham số --no

Câu lệnh --no là một cách nhanh chóng, đơn giản để loại bỏ những phần không mong muốn. Điều này có nghĩa là nếu bạn không muốn nhìn thấy nội dung nào đó trong hình ảnh, bạn có thể sử dụng tham số --no.

Đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để cho Midjourney biết những gì không nên đưa vào hình ảnh. Nếu bạn nhắc "Shibuya crossing", bạn có thể sẽ thấy những bức ảnh tạo ra sẽ gồm một quảng trường và có người đi bộ. Nếu bạn muốn một quảng trường vắng vẻ thì hãy thử thêm "—no people".

"Photo of Shibuya crossing"
"Photo, Shibuya crossing --no people, cars"

Hai dấu gạch ngang "--" là hoàn toàn cần thiết. Nếu không có dấu gạch ngang, nó không phải là tham số, lúc đó phần phía sau "no" sẽ bị bỏ qua và các từ sau "no" sẽ chỉ coi là những từ ngữ bình thường trong lời nhắc. Những từ như "không có" hoặc "không bao gồm" cũng không có tác dụng.

Tham số --no không phải lúc nào cũng hoạt động như theo lý thuyết. Nó có thể làm phá vỡ hình ảnh kết quả. Hãy nhìn vào ảnh gốc dưới đây để làm một ví dụ.

Ảnh với lời nhắc: "fruit bowl"

Câu lệnh --no tương đương với dấu nhắc phụ có trọng số âm là -0,5. Và khi tổng trọng lượng của lời nhắc quá thấp, nó sẽ bị hỏng và kết quả tạo ra có thể xuất hiện những thứ không mong muốn khác giống như hình bên dưới.

Ảnh với lời nhắc có thêm tham số no: "fruit bowl --no grapes, oranges"

Cuối cùng, trong một số trường hợp --no đơn giản là không hoạt động và mọi thứ vẫn hiển thị trong bức ảnh kết quả như bình thường và chẳng có vấn đề gì cả. Hãy thử lại cho đến khi bạn có được kết quả như ý thì thôi.

Ps: Bài viết này được lược dịch từ bài viết gốc của tác giả @davidjacques và kết hợp với kinh nghiệm của cá nhân mình. Hãy follow tác giả để ủng hộ những nội dung chất lượng của anh ấy!

Chia sẻ bài viết này