ChatGPT ngày càng tạo ra tác động mạnh mẽ đến mọi ngành nghề, dĩ nhiên công tác nhân sự cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bài viết này sẽ giúp bạn có những góc nhìn cực kỳ thực tế để áp dụng ChatGPT vào công việc hằng ngày của một HR.

Viết mô tả công việc - JD

Đây có lẽ là việc đầu tiên và cơ bản nhất mà một HR thường hay bắt đầu khi bước vào sự nghiệp của mình. Về cơ bản thì viết cái JD không quá khó. Tự viết còn không mất mấy thời gian nữa là dùng AI. Tuy nhiên dùng AI thì vẫn nhanh + tiện hơn rất nhiều:

Xem đầy đủ câu lệnh ở đây.

Viết nhanh và cho xong thì ai cũng làm được nhưng để viết hay và tạo ra sức hút thì đòi hỏi kỹ năng lẫn giá trị của công ty. Nếu chúng ta ở trong một công ty không có quá nhiều giá trị để tạo ra sức hút cho ứng viên thì đây là lúc bạn cần nâng cao kỹ năng của mình.

Ví dụ ở đây, mình có hỏi cách làm thể nào để tạo ra một JD hấp dẫn và thuyết phục.

Đó, tóm lại ở đây: ChatGPT có thể tạo ra các bản mô tả công việc dựa trên các từ khóa, ngành nghề, và yêu cầu cụ thể của bạn. ChatGPT cũng có thể chỉnh sửa và cải thiện các mô tả công việc đã viết để làm cho chúng rõ ràng, hấp dẫn, và phù hợp với thị trường và yêu cầu của nhà tuyển dụng, giúp HR tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra nó cũng là một công cụ khá hay để bạn nắm bắt được kiến thức cực kỳ nhanh và hiệu quả.

Xây dựng “thư viện” câu hỏi phỏng vấn

Trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ cần đặt ra những câu hỏi phỏng vấn đề hiểu rõ hơn về ứng viên, từ đó cho ra được những đánh giá chính xác nhất về trình độ, năng lực và thái độ chuyên nghiệp của ứng viên.

Để tạo ra danh sách những câu hỏi như vậy thì bạn có thể lên Google, tự tổng hợp lại, hoặc làm nhiều thì khác tự có. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn tìm những ý tưởng khác lạ hoặc bạn chẳng biết tý gì thì có thể dùng ChatGPT.

Ví dụ ở đây, câu lệnh tham khảo: “Hãy giúp tôi đặt ra 10 câu hỏi phỏng vấn ứng tuyển vị trí nhân viên phát triển khách hàng.”

 Đánh giá sơ bộ ứng viên

Bạn có thể tải lên CV của ứng viên và yêu cầu ChatGPT giúp bạn đánh giá trình độ và mức độ phù hợp với công việc từ đó bạn có thể xác định những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, như kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm... mà bạn đề ra để đưa ra quyết định phỏng vấn.

Hỗ trợ Onboarding cho nhân viên mới

Phòng nhân sự có thể sử dụng Chat GPT để nâng cao trải nghiệm cho nhân viên mới đến công ty làm việc. HR có thể sử dụng Chat GPT để cung cấp đến nhân viên những hướng dẫn trong ngày đầu đi làm, những thủ tục, chính sách của công ty, các giấy tờ cần phải nộp…

Ở đây, nếu công ty giao cho bạn làm tài liệu hướng dẫn Onboard mà công ty chưa có thì bạn có thể dùng ChatGPT để tạo ra; hoặc nếu bạn thấy nó chưa đủ tốt, hãy thử hỏi ChatGPT những khía cạnh thiếu sót mà bạn muốn nó hoàn thiện hơn.

Bạn cũng hoàn toàn có thể đào tạo một con GPT Bot để hướng dẫn cho nhân viên mới tương tác với nó. GPT Bot rất hay, nhưng đối với con người mà nói, đặc biệt là nhân viên mới, việc bị bỏ bơ vơ với một con bot là không nên. =)))) Bạn nên kết hợp cả hai hoặc chỉ nên dùng con người trong tình huống này, nếu không muốn ứng viên xin nghỉ sau ngày đầu đi làm.

Nghiên cứu thị trường tuyển dụng

Mỗi năm sẽ có một báo cáo về thị trường tuyển dụng được công bố. Và trong đó luôn đi kèm những thông số dự báo về xu hướng tuyển dụng, việc làm. Bạn hoàn toàn có thể đưa những thông tin, file PDF, file báo cáo để ChatGPT đọc, sau đó yêu cầu nó phân tích các dữ liệu liên quan và thử hỏi xem nó đưa ra dự đoán như thế nào???

Ví dụ như dưới đây, khi mình hỏi nó về xu hướng tuyển dụng:

Kết luận

Trên đây là một số hướng dẫn của mình về cách ứng dụng AI - ChatGPT cho tuyển dụng và công tác nhân sự. Có thể xem xong hướng dẫn này, bạn sẽ có câu hỏi rằng: "Liệu Chat GPT có thể thay thế người làm nhân sự không?"

Mình mạnh dạn trả lời là CÓ. Dĩ nhiên ở thời điểm hiện tại công cụ còn nhiều hạn chế nhưng trong tương lai, nó có thể thay thế gần như hoàn toàn công việc của một HR.

Mình biết một số công cụ nó đã có thể nhắn tin ngỏ lời tuyển dụng, tự động đọc CV và lên lịch phỏng vấn. Không những vậy, nó còn có thể phỏng vấn ứng viên thay bạn và đánh giá theo các tiêu chí mà bạn đặt ra. Việc duy nhất cần làm đó là theo dõi AI hoạt động từ xa và xử lý những vấn đề ngoại lệ. Và bạn biết không? Bản chất công cụ AI này đang sử dụng ChatGPT ở phía sau.

Đó rõ ràng là một nguy cơ cho công việc của bạn. Thậm chí AI chưa thay thế bạn thì những người biết AI + giỏi công việc như bạn sẽ thay bạn. Đúng không nào?

Nếu bạn tò mò và muốn học thêm về các công cụ AI cho công việc và cuộc sống, đừng quên tham gia nhóm "Tool AI cho dân công sở" nha! Ngoài ra, dành cho những ai chưa biết thì mình là Bách Dỳon, hãy đăng ký nhận tin từ website để được đọc những bài viết có giá trị mỗi ngày!

Chia sẻ bài viết này